MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN khi thanh toán Online - Hotline 0919 90 15 90

Mẹo bảo quản giày dép.




Giày dép là vật không thể thiếu được đối với tất cả mọi người. Chúng không chỉ là vật dùng để bảo vệ đôi chân mà còn là một món đồ trang sức khiến cho đôi chân của bạn đẹp và sang trọng hơn. Thế nhưng, nhiều người không biết làm thế nào để chọn giày dép phù hợp và làm thế nào để bảo quản chúng.

Hãy tham khảo những mẹo nhỏ sau đây:
 

1- Mẹo chọn giày, dép:

bao guan giay dep


Khi chọn mua giày, nhiều người bối rồi không biết nên chọn mua như thế nào để có đôi dày vừa đẹp và vừa cảm thấy thoải mái khi đi chúng. Bạn nên:

- Đối với giày cao gót:


Khi mua giày, đế giày phải mềm dẻo nhưng vẫn phải có đáy cứng, gót giầy phải nằm ở chính giữa gót chân nếu không bạn sẽ gặp vấn đề về thăng bằng.

Bạn phải đảm bảo từ phần mũi đến mắt cá chân đủ rộng để ôm toàn bộ bàn chân. Những đôi giày có mũi giả hoặc có phần mũi dài hơn so với ngón chân sẽ giúp ngón chân của bạn không bị đau khi đi lại. Những đôi giày hở múi cũng sẽ làm cho chân bạn thoải mái hơn.


Để bàn chân không bị phồng rộp do cọ xát với bề mặt giày, bạn nên chọn mua những đôi giày mềm, có độ đàn hôi cao, hoặc khi đi thử vào có cảm giác mềm và êm. Nên mua những đôi giàu da thuộc, da lộn, hoặc vải bởi những đôi giày làm bằng chất liệu này thông thường sẽ khô, thoáng và làm giảm khả năng bỏng rộp hơn giày làm bằng chất liệu tổng hợp

Hiên nay cũng có rất nhiều đôi giày cao gót nhưng đế bằng, chọn mua những đôi giày như thế sẽ giúp phân tán trọng lượng cơ thể đều hơn thay vì dồn toàn bộ trọng lượng lên phần mũi bàn chân. Bạn cũng sẽ giữ được thăng bằng tốt hơn so với giày đế nhót.

Lúc mua giày, khi bạn đã chọn được đôi giày ưng ý nhưng lại hơi kích chân, người bán hàng thường khuyên bạn là cứ mua về đi một thời gian nó sẽ bai ra. Nhiều bạn mua về nhưng mãi mà giày vẫn không hề rộng ra. Kết quả là đôi chân bạn bỏng rộp lên, đau, mỏi và gây khó chịu cho việc đi lại. Vì thế khi đi mua dày hãy làm đúng như những gì cha ông ta đã từng khuyên " giày thừa dép thiếu". Đừng bao giờ cố nhồi nhét đôi chân của mình vào một đôi giày quá bé.

Cách tính số đo giày: Hiện nay có hai loại số đo khác nhau. Vì thế khi đi mua hộ bạn có thể sẽ gặp bối rồi vì bạn biết cách này nhưng lại khộng biết cách kia. Bạn có thể tính như sau: Nếu số đo giày của bạn là 40, cách tính loại giày kia sẽ là (40+10):2 = 26. Còn nếu bạn biết ngược lại thì cách tính sẽ là ngược lại.

- Đối với xăng đan

Tránh những đôi bấp bênh. Kiểm tra chất lượng của giày bằng cách quan sát nó khi để trên bàn. Một đôi giày chuẩn sẽ trông cân bằng và vững vàng., chọn mua giày có gót rộng để giúp đi lại vững vàng hơn.Tìm những đôi xăng đan có quai buộc ở dưới mắt cá chân. Nó sẽ giúp cố định chân và giữ an toàn. Chỉ đi những đôi giày có quai bằng da để tránh bị trầy xước.Đảm bảo phần mũi đủ rộng để ngón chân được thoải mái. Kiểm tra phần bên trong quai xem có đường nổi hay những vết có thể gây đau chân

 

2 - Mẹo bảo quản giày dép


- Cách lau chùi giày:

Dùng vỏ chuối để lau vết bẩn trên da giày. Trong vỏ chuối có chất danning không những giúp tẩy sạch vết bẩn mà còn khiến đôi giày sáng bóng như mới.

Dùng sữa tươi lau giày có thể làm cho giày và các đồ da khác không bị nứt.

Chúng ta có thể dùng tất chân cũ thấm vào xi để đánh dày thay cho bàn chải đánh xi. Điều này cũng giúp da giày sáng bóng và không trầy xước.


Giày da trắng bị bẩn, trước tiên bạn dùng giấm lau qua, sau đó dùng khăn vải khô lau sạch rồi mới đánh xi trắng. Như thế hiểu quả sẽ tăng lên rất nhiều so với việc đánh xi trực tiếp lên giày.

Những đôi dày da đen đi một thời gian màu sẽ phai dần, thậm chí nứt ra. Chúng ta có thể dùng mực tàu nhúng vào một ít lòng trắng trứng rối đánh lên bề mặt da nhiều lần. Sau khi quét xong ta đem giày ra phơi chỗ khô thoáng. Tiếp đó đánh xi lên, đôi giày sẽ trông như mới.


- Bảo quản giày da:

Để giày da luôn sáng bóng thì cách tốt nhât là hạn chế giầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ thì nên bôi lên giày da một lớp mỡ lợn hoặc dầu thực vật để giúp da không bị khô và nhăn. Đòng thời ta phải cho ít giấy vụn vào trong giày để cho giày luôn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Sau đó cho vào hộp và cất giữ.

Đối với những vùng có độ ẩm cao, chúng ta cũng có thể cất giày vào túi ni lông. Trước tiên chúng ta phải dùng khăn ấm lau sạch giày, phơi khô, đánh xi, rồi sau đó cho vào túi ni lông và buộc kín. Trước khi buộc nên xả hết không khí trong túi ra để giày không bị mốc.

- Giày da bị cứng:

Đối với giày da mới mua về thường hay bị cứng làm bạn cảm thấy bị đau phần gót chân. Để làm mềm da bạn có thể sử dụng một tấm mút ướt nước thấm lên bề mặt da, giày sẽ mềm hơn, khi đi vào sẽ không khó chịu nữa. Thế nhưng bạn không nên thường xuyên làm điều này, vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da của giày.


Đối với giày da dùng lâu ngày nên bị cứng bạn có thể chà lên da bằng một nữa củ khoai tây hoặc phết lên giày một chút sữa tươi pha với nước cốt chanh tươi. Sau đó đánh xi. Cũng có thể phết qua một ít dầu lửa, đừng để phơi nắng hay để gần lửa

- Giày bị ẩm hoặc thấm nước mưa:

Khi giày bị ẩm, thì trước khi đi ngủ bạn có thể bỏ vào một tí bột vôi, sáng ra, khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy giày khô ráo, di sẽ dễ chịu hơn và tránh được bênh thấp khớp

Đối vơí những giày có lông hay nỉ, khi bị ẩm bạn có thể dùng máy sấy, sấy trực tiếp vào trong giày trong vài phút, như vậy giày không những khô mà còn ấm áp hơn.

Đối với giày bị thấm nước mưa, ban dùng vải ướt lau hết bùn đất rồi dùng vải khô lau lại một lượt, sau đó đánh xi rồi nhét báo vào giày, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng. Cuối cùng đặt đôi giày lên trên giấy báo để khô.

- Cách giữ giày luôn trắng:

Đối với giày vải trắng thường xuất hiện vết ố vàng. Để xoá đi vết bẩn này, bạn có thể dùng một ít nước tím pha với nước theo tỉ lệ 1/20 rồi bôi lên vết bẩn. Sau một tiếng vết bẩn mờ đi, khi đó ta chải dung dich axit ôxalic lên vết ố. Sau 3 phút thì dùng nước thấm lên vết ố để tẩy sạch vết axit ôxalic, dùng vải lướt lau sạch, vết bẩn sẽ hết.


Nếu dây giày của bạn có màu trắng bạn sẽ thấy lỗ luồn dây giày sẽ làm cho dây giày dễ bị bẩn nhất, để khắc phục điều này bạn hãy quét lên lỗ luồn dây một lớp thuốc đánh móng tay không màu, như vây dây giày khi luồn qua lỗ sẽ không bị bẩn

- Bảo quản dép xốp, tông:

Khi mua dép xốp, tông về bạn nên ngâm vào trong nước muối nửa ngày rồi mới đi. Điều này sẽ giúp cho dép không bị nứt và bền hơn.

Đối với một số loại dép đi một thời gian có mùi hôi, bạn có thể giặt sạch, phơi khô, rồi phun một tí rượu trắng vào đến khi dép không thể hút thêm rượu được nữa thì đem ra phơi khô. Như vậy dép sẽ không còn mùi hôi nữa.

- Bảo quản xi đánh giày:

Bọc xi cẩn thẩn rồi cho vào trong tủ lạnh, như thế xi sẽ không bị khô.

Nếu xi đã bị khô cứng thì bạn có thể cho một ít xăng hoặc dầu vào, trộn đều lên. Như vậy xi sẽ lại dùng được.

- Bảo quản tất:

Để tất giấy sử dụng được bền hơn, trước tiên bạn phải giặt sạch, sau đó nhỏ thêm vài giọt giấm ăn vào nước ấm, ngâm một lúc rồi đem phơi khô. Làm như vậy sợi nilông sẽ dai hơn và khử được mùi hôi của tất.

Khi tất cũ nhưng chưa rách bạn có thể lộn ngược mặt trái ra để dùng. Như thế coi như mình đã có một đôi tất mới.

Khi tất bị rách, hoặc thủng một lỗ, bạn có thể dùng sơn móng tay bóng quét lên chỗ bị rách, như thế tất sẽ không những che được vết rách mà còn làm cho vết rách không bị lan rộng ra.

Theo TT&VH Online